Vào những ngày đông ngắn ngủi với thời tiết lạnh lẽo, bạn có thể cảm thấy buồn bã, chán nản, đặc biệt nếu bạn sống ở khu vực xa xích đạo. Chính sự giảm ánh sáng, hơi ấm và sự u ám của mùa đông khiến tâm trạng bạn chùng xuống như thế. Nhưng nếu những cảm xúc ấy của bạn xảy ra đều đặn vào đúng khoảng thời gian đó hàng năm rồi bạn lại vui tươi trở lại vào mùa hè thì có lẽ bạn đang mắc chứng bệnh rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD).
Theo số liệu của Viện Sức khỏe tinh thần Hoa Kỳ, có khoảng 5% người dân Mỹ chịu ảnh hưởng bởi chứng rối loạn cảm xúc theo màu này. Và cứ trong 5 người mắc chứng bệnh này thì 4 người là phụ nữ. Lứa tuổi khởi phát bệnh phổ biến là từ 20-30 tuổi, tuy nhiên các triệu chứng thì có thể xuất hiện sớm hơn. Cũng theo thống kê, những người càng sống ở xa xích đạo thì càng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi rối loạn cảm xúc theo mùa.
Định nghĩa:
Theo Mayo Clinic, rối loạn cảm xúc theo mùa (tên Tiếng Anh: Seasonal Affective Disorder (SAD)/ Seasonal Pattern/ Winter Depression/ Winter Blues/ Seasonal Mood Disorder) là một dạng trầm cảm liên quan đến việc các mùa thay đổi trong năm. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trầm cảm thường trở lại và biến mất cùng một lúc hàng năm. Thông thường, các triệu chứng rối loạn cảm xúc theo mùa xuất hiện trong thời gian cuối mùa thu hay mùa đông và biến mất trong những ngày nắng sớm của mùa xuân và mùa hè. Tuy nhiên cũng xuất hiện một số ít các trường hợp khác, chứng trầm cảm có thể biểu hiện ở những khoảng thời gian ngược lại, vào mùa hè hay mùa xuân …
Triệu chứng, biểu hiện của chứng bệnh:
Đôi khi, có nhiều triệu chứng khiến người ta khó có thể kết luận rằng ai đó có mắc phải chứng rồi loạn cảm xúc theo mùa hay là một dạng trầm cảm nào khác. Tuy nhiên, vẫn có một vài triệu chứng điển hình dễ nhận thấy, phổ biến ở người mắc chứng trầm cảm theo mùa hơn ở các dạng trầm cảm khác như: ăn nhiều hơn và thèm ăn những đồ có chứa nhiều tinh bột, thường trong tình trạng buồn ngủ và tăng cân. Bên cạnh đó, các triệu chứng cụ thể của rối loạn cảm xúc theo mùa bao gồm:
- Cảm thấy buồn chán, khổ sở, thất vọng, không có hứng thú với các hoạt động, thờ ơ với mọi thứ xung quanh
- Bồn chồn, lo lắng
- Thay đổi cảm xúc theo từng giai đoạn thời gian nhất định
- Lúc nào cũng muốn ngủ thêm và khó có thể tỉnh táo vào buổi sáng sớm
- Cảm thấy mơ màng cả khi làm những hoạt động thường ngày
- Ăn nhiều, thèm đồ chứa tinh bột và đồ ngọt, dẫn tới việc tăng cân
- Muốn né tránh các mối quan hệ xã hội bên ngoài
- Giảm ham muốn tình dục
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới chứng rồi loạn cảm xúc theo mùa này. Điều kiện sức khỏe tâm thần, yếu tố di truyền, tuổi tác và có lẽ quan trọng nhất là hóa chất tự nhiên của cơ thể đều có thể là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này. Một vài yếu tố cụ thể bao gồm:
Đồng hồ sinh học bị thay đổi. Vào mùa đông, vừa diễn ra hiện tượng ngày dài hơn đêm cũng như thời gian chiếu sáng của mặt trời giảm rõ rệt so với mùa hè, dẫn tới loạn nhịp sinh học, dẫn tới sự rối oạn cảm xúc.
Sự thay đổi trong mùa có thể phá vỡ sự cân bằng của melatonin hormone tự nhiên. Nội tiết tố Melatonin này có liên quan tới giấc ngủ và được sản xuất ra khi lượng bóng tối tăng lên
Giảm serotonin (một hóa chất giúp dẫn truyền nơ-ron thần kinh ở não) có ảnh hưởng đến tâm trạng, có thể đóng một vai trò trong rối loạn cảm xúc theo mùa. Giảm ánh sáng mặt trời có thể gây ra sự sụt giảm chất serotonin, có thể dẫn đến trầm cảm (4).
Chẩn đoán
Để chẩn đoán bệnh, ta có thể thông qua các câu hỏi/ bảng điều tra về tâm lý, khám lâm sang và việc xét nghiệm nhằm có được kết quả chính xác nhất.
Có các tiêu chí sau đây cần được đáp ứng để chẩn đoán rối loạn cảm xúc theo mùa, được liệt kê trong Cẩm nang chẩn đoán và thống kê về các rối loạn tâm thần, ấn bản thứ 5 (DSM-5):
Đã có trải nghiệm trầm cảm và các triệu chứng khác ít nhất là hai năm liên tiếp, trong cùng một mùa mỗi năm.
Các giai đoạn của bệnh trầm cảm đã được theo sau bởi khoảng thời gian không trầm cảm.
Không có lời giải thích khác cho những thay đổi trong tâm trạng hoặc hành vi.
Phương pháp điều trị:
Đối với những bệnh nhân mắc chứng trầm cảm theo mùa nhưng ở mức độ nhẹ có thể khắc phục tình hình bằng cách tăng cường hoạt động ngoài trời, tích cực ra ngoài vào những ngày có nắng và theo một chế độ tập thể dục thường xuyên.
Đối với bệnh nhân được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm theo mùa, có thể áp dụng 3 phương pháp sau: liệu pháp ánh sáng, uống thuốc, chữa trị về tâm lý và hành vi. Nhìn chung, chứng bệnh này hoàn toàn có thể phòng tránh và chữa khỏi chỉ bằng việc tự thay đổi những thói quen trong sinh hoạt hàng ngày.
- Liệu pháp ánh sáng: Bệnh nhân hàng ngày ngồi trước một thiết bị chiếu sáng trong khoảng thời gian 45 phút, và thích hợp nhất là vào buổi sáng. Nên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhưng cần chú ý không nên nằm phơi nắng quá lâu bởi tia cực tím có thể gây ra những tổm hại cho mắt và da.
- Dùng vitamin D5: Sử dụng vitamin D đem lại hiệu quả tích cực đối với điều trị. Người ta đánh giá rằng có từ 3 đến 5% dân số trưởng thành ở phương Bắc, chủ yếu là phụ nữ bị trầm cảm theo mùa, dường như là do thiếu vitamin D.
- Tăng cường hoạt động ngoài trời: Vào mùa đông giá buốt hay những ngày mưa phùn gió bấc, bạn hãy cố gắng duy trì thói quen tập thể dục đều đặn, không chỉ giữ sức khỏe mà còn giúp cơ thể tiếp xúc nhiều với không gian thiên nhiên, ánh sáng mặt trời.
- Tâm lý trị liệu.
Nguồn tham khảo:
- http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs369/en/
- Mayo Clinic: Tổ chức y tế phi lợi nhuận nổi tiếng Thế giới của Mỹ gồm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu và giáo dục.
- . http://www.mentalhealthamerica.net/conditions/sad
- http://www.medicinenet.com/seasonal_affective_disorder_sad/page3.htm