Đôi khi việc lo sợ về một điều gì đó là chuyện bình thường. Nhưng nếu nỗi sợ đó cứ mãi cản trở bạn hòa nhập với thế giới và bạn tránh đi đây đi đó chỉ vì khi đến những nơi đó bạn cảm thấy bức bối và không có ai giúp đỡ thì có lẽ bạn đã mắc chứng ám ảnh sợ đám đông.
Ám ảnh sợ được hiểu là nỗi sợ hãi quá mức đối với một hoàn cảnh cụ thể, đối tượng hay tình huống.
Chứng bệnh này khá hiếm gặp. Ở Mỹ, tỷ lệ người mắc chứng bệnh này là dưới 1%. Tỷ lệ phụ nữ gặp phải tình trạng này nhiều gấp 2 hoặc 3 lần so với đàn ông và thanh thiếu niên và vị thành niên (20-40 tuổi) là đối tượng mắc chứng bệnh này nhiều nhất.
Định nghĩa
Theo cuốn Cẩm nang thống kê và chẩn đoán về các rối loạn tâm thần, ấn bản thứ 5 (DSM-5), ám ảnh sợ đám đông (agoraphobia) được xếp vào nhóm rối loạn lo âu (Anxiety Disorders) và có biểu hiện là sợ những nơi công cộng, thường xuyên cảm thấy không gian xung quanh quá rộng, đông đúc và nguy hiểm.
Theo Từ điển của Hội Tâm lý học Hoa Kỳ APA, nỗi ám ảnh sợ đám đông là nỗi sợ có phần phi lý và hơi quá mức khi người ta ở những địa điểm không quen thuộc, họ thường tránh tới những nơi công cộng mà việc thoát khỏi đó khá khó khăn như đứng trong hàng dài hay giữa một đám đông.
Và theo một Tổ chức về Y tế, Sức khỏe phi lợi nhuận của Mỹ Mayo Clinic, ám ảnh sợ đám đông là một trong những rối loạn lo âu mà người bệnh thường xuyên tránh những địa điểm hay tình huống đông người. Khi xuất hiện ở những nơi đó, họ thường cảm thấy như bị mắc kẹt, bức bối, bất lực và rất bối rối.
Triệu chứng, biểu hiện bệnh
Khi gặp phải ám ảnh sợ đám đông, có thể bạn sẽ cảm thấy lo sợ, bất an khi ở các địa điểm như: trên các phương tiện công cộng (xe buýt, xe lửa, tàu, hoặc máy bay); ở một không gian rộng, thoáng (bãi đỗ xe, những cây cầu); trong không gian hẹp, khép kín (cửa hàng, rạp chiếu phim); đám đông hoặc khi phải xếp hàng; hay khi phải đi ra khỏi nhà một mình…
Những triệu chứng điển hình2 của nỗi ám ảnh sợ đám đông bao gồm:
- Sợ một mình trong mọi tình huống
- Sợ ở những nơi đông người
- Lo sợ mất kiểm soát ở nơi công cộng
- Sợ ở những nơi mà nó có thể mắc kẹt, chẳng hạn như một thang máy hoặc tàu hỏa
- Không có khả năng rời khỏi nhà trong thời gian dài (ra khỏi nhà)
- Cảm giác bất lực
- Quá phụ thuộc vào người khác
- Một cảm giác cơ thể là không thật
Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp phải một số triệu chứng tương tự như khi quá hoảng loạn như:
- Đỏ mặt
- Nhịp tim tăng, tim đập dồn dập
- Ra mồ hôi, run rẩy
- Gặp vấn đề với việc hô hấp
- Có cảm giác nóng hoặc lạnh
- Buồn nôn hoặc tiêu chảy
- Tức ngực
- Khó nuốt
- Chóng mặt hoặc ngất xỉu
- Sợ chết
Nguyên nhân
Cũng như hầu hết các rối loạn tâm thần khác, nguyên nhân dẫn tới nỗi ám ảnh sợ đám đông vẫn chưa được xác định cụ thể. Nếu bạn có nhiều cơn hoảng loạn thì có lẽ bạn đã mắc phải chứng bệnh này. Đó là lúc cơn sợ hãi bỗng nhiên đột phát như muốn vỡ tung ra nhưng nỗi sợ này chỉ diễn ra trong vài phút. Tình trạng này xuất hiện ngay cả khi xung quanh không có mối đe dọa nào.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn chỉ ra một vài các yếu tố có thể dẫn tới nỗi ám ảnh sợ đám đông như:
- Có rối loạn hoảng sợ
- Trải qua các sự kiện cuộc sống căng thẳng, bao gồm cả lạm dụng tình dục hoặc thể chất trong thời thơ ấu
- Có xu hướng lo lắng
- Có rối loạn lạm dụng rượu hay chất
Chẩn đoán
Để được chẩn đoán với chứng sợ đám đông, phải đáp ứng các tiêu chí nêu ra trong cuốn Cẩm nang chẩn đoán và thống kê về các rối loạn tâm thần ấn bản thứ 5 (DSM-5). Hướng dẫn này được công bố bởi Hiệp hội Tâm thần Mỹ và được sử dụng bởi các nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe tâm thần để chẩn đoán các điều kiện tinh thần.
Đối với chứng sợ đám đông để được chẩn đoán, phải đáp ứng các tiêu chuẩn:
- Lo lắng về việc ở những nơi hoặc tình huống mà nó có thể có khó khăn hay bối rối để được ra khỏi, hoặc trong đó có thể không được trợ giúp nếu phát triển các triệu chứng giống như hoảng loạn,
- Tránh những nơi hoặc tình huống mà lo sợ có thể có một cuộc tấn công hoảng loạn, hoặc có đau khổ và lo lắng.
- Tiên lượng
- Mặc dù số người mắc phải rối loạn này không nhiều (ở Mỹ chỉ là tỷ lệ người gặp phải rối loạn này chỉ dưới 1%), tuy nhiên nếu không may gặp phải và không có cách điều trị cụ thể, chứng bệnh có thể dẫn đến những biến chứng khác.
Rối loạn ám ảnh sợ đám đông nếu kéo dài mà không có biện pháp can thiệp rất có thể sẽ cản trở, hạn chế nhiều hoạt động trong cuộc sống thường ngày. Chẳng hạn như nếu không được điều trị, người bệnh thậm chí không thể rời khỏi nhà, không thể đi học, làm việc, thăm bạn bè, gia đình hay trở nên quá phụ thuộc vào người khác ngay từ những việc lặt vặt hàng ngày như ra ngoài mua đồ cho bản thân.
Sợ đám đông cũng có thể dẫn tới những rối loạn nghiêm trọng hơn như trầm cảm và lo âu. Ngoài ra, những người mắc phải nỗi ám ảnh sợ đám đông có thể uống nhiều rượu hoặc lạm dụng chất kích thích nhằm đối phó với nỗi sợ hãi, cảm giác tội lỗi, cô lập, tuyệt vọng và cô đơn.
Phương pháp điều trị
Các bác sĩ tâm lý cũng đưa ra lời khuyên có thể điều trị nỗi ám ảnh sợ đám đông này bằng tâm lý trị liệu, sử dụng thuốc hay kết hợp cả hai. Tương tự như các rối loạn lo âu khác, phương pháp tự điều chỉnh hành vi được đánh giá là một trong những biện pháp có hiệu quả nhất. Và đối với nỗi sợ này, có nhiều biện pháp có thể điều trị tại nhà để giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn.
6.1 Liệu pháp tâm lý
Nếu ở chữa trị trong một thời gian ngắn, liệu pháp tự điều chỉnh hành vi, nhận thức này tập trung vào việc giúp người bệnh lấy lại được những kĩ năng cụ thể trong những hoạt động thường ngày mà lâu nay mất đi do nỗi sợ ám ảnh ấy. Biện pháp này có thành công hay không, phụ thuộc nhiều vào chính bản thân người mắc chứng bệnh. Bên cạnh việc làm quen với một số bài tập hay hít thở đúng cách, người mắc phải nỗi ám ảnh sợ đám đông cần điều chỉnh suy nghĩ rằng:
Những nỗi lo sợ của bản thân về đám đông là không có thật
Nỗi ám ảnh này sẽ giảm dần đi nếu bản thân cố gắng tiếp xúc với đám đông hay đi ra khỏi vùng an toàn (Safe-zones) của mình.
Chính bản thân mình cũng có thể kiểm soát được những triệu chứng của bệnh này
Có cách suy nghĩ khác về những tình huống khiến bản thân lo sợ
6.2. Sử dụng thuốc:
Bác sĩ sẽ đề nghị bạn dùng rất nhiều thuốc cho chứng ám ảnh sợ đám đông này. Và loại phổ biến nhát là thuốc chống trầm cảm và thuốc chống lo âu. Các bác sĩ sẽ bắt đầu bằng một lượng nhỏ của một trong những loại thuốc này để giúp tăng hóc môn làm bạn “cảm thấy tốt hơn” – đó là dùng serotonin. Một vài loại thuốc làm tăng chỉ số serotonin là Celexa, Effexor, Zoloft, Lexapro, và Prozac
Có thể bạn sẽ phải dùng thuốc trong khoảng 6 tháng đến một năm. Nếu bạn cảm thấy tốt hơn và không còn áp lực khi đi đến những nơi từng làm bạn sợ thì bác sĩ sẽ giảm liều lượng lại.
Tài liệu tham khảo:
1, http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/agoraphobia/basics/symptoms/con-20029996
2, https://www.allaboutcounseling.com/library/agoraphobia/
3, http://www.webmd.com/anxiety-panic/agoraphobia?page=2
4, Cẩm nang thống kê và chẩn đoán về các rối loạn tâm thần, ấn bản thứ 5 (DSM-5), trang 201-206
5, Từ điển của Hội Tâm lý học Hoa Kỳ (American Psychological Association (APA)), trang 32