You are currently viewing Lịch Sử Của Chứng Háu Ăn (Binge Eating Disorder)

Lịch Sử Của Chứng Háu Ăn (Binge Eating Disorder)

Chứng háu ăn (Binge Eating Disorder) là gì?

Chứng háu ăn (BED) là loại rối loạn phổ biến nhất trong các chứng rối loạn ăn uống ở Hoa Kỳ, và nó được chẩn đoán ở tất cả các nhóm tuổi. Tuy nhiên, phổ biến  nhất vẫn là thanh thiếu niên và người trưởng thành. Những người mắc BED ăn một lượng lớn thức ăn bất thường trong một khoảng thời gian ngắn, cảm thấy mất kiểm soát và có cảm giác tội lỗi đối với những giai đoạn biếng ăn.

Chứng háu ăn (BED) là loại rối loạn phổ biến nhất trong các chứng rối loạn ăn uống ở Hoa Kỳ.

Các nhà nghiên cứu ước tính có tới 60 phần trăm những người vật lộn với BED chủ yếu là phụ nữ. Nguyên nhân của rối loạn này thì vẫn chưa được tìm ra, nhưng có nhiều yếu tố xã hội, sinh học và tâm lý. Nếu không có sự trợ giúp dễ dẫn đến những hậu quả ảnh hưởng lâu dài của việc ăn uống, bao gồm:

  • Tăng cân
  • huyết áp cao
  • bệnh tim
  • Bệnh tiểu đường
  • Các bệnh liên quan đến béo phì khác

Năm 1959: Lần đầu tiên chứng háu ăn được đề cập

BED lần đầu tiên được ghi lại vào năm 1959 bởi nhà tâm lý học Albert Stunkard. Trong bài báo của ông có tiêu đề “Ăn uống quá mức và béo phì”, Stunkard miêu tả một hình thức ăn được gọi là chứng háu ăn đó là việc tiêu thụ một lượng lớn thức ăn ở những khoảng thời gian không đều đặn. Ông đã quan sát thấy rằng việc tang cân quá mức trong những giai đoạn này có liên quan đến ăn đêm.

Các thuật ngữ về việc ăn quá nhiều đã được tìm ra . Nó được sử dụng để mô tả những giai đoạn ăn uống không phù hợp với giấc ngủ hoặc thường xuyên ăn đêm.

Năm 1987: Sổ tay chẩn đoán và phân loại bệnh của Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ – DSM

Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA) đã đề cập đến chứng háu ăn trong Sách hướng dẫn chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần (DSM) vào năm 1987. Vào thời điểm đó, tình trạng này được liệt kê là một trong các tiêu chí và đặc điểm của chứng rối loạn ăn uống lưỡng cực (Bulimia Nervosa). Chứng rối loạn là một rối loạn ăn uống có từng chu kỳ háu ăn và nôn ói đan xen nhau.

Việc đưa vào DSM là rất quan trọng vì nó làm tăng nhận thức về rối loạn ăn uống nói riêng và rối loạn tâm lý nói chung. Trước khi đưa vào DSM,chứng háu ăn rất khó để tìm được phương pháp điều trị thích hợp và bảo hiểm y tế dành cho việc điều trị rối loạn này cũng hạn chế.

Năm 1994: Chứng háu ăn được xếp trong nhóm những rối loạn ăn uống không xác định

Vào năm 1994, APA đưa chứng háu ăn vào DSM-4. Mặc dù vậy, nó vẫn không có phân loại riêng. Thay vào đó, chứng háu ăn được coi như là một dạng của “rối loạn ăn uống không xác định,” – EDNOS.

Năm 2008: Tổ chức BEDA

BED tiếp tục được chú ý nhiều hơn. Đến năm 2008, một tổ chức phi lợi nhuận mang tên Hiệp hội giúp đỡ người gặp rối loạn ăn uống  (BEDA) đã được thành lập. Nhiệm vụ của nhóm này là giúp đỡ, ủng hộ và vận động cho cộng đồng BED – những người gặp rối loạn ăn uống. BEDA tổ chức các sự kiện khác nhau và hội nghị hàng năm. BEDA cũng tổ chức Tuần lễ Chống kì thị về cân nặng và hỗ trợ các nghiên cứu về rối loạn ăn uống.

Năm 2013: Sự công nhận đầy đủ trong DSM

Trong năm 2013, APA đã phát hành phiên bản sửa đổi của DSM. Lần này, DSM-5 tuyên bố Chứng háu ăn là một rối loạn riêng. Điều này rất quan trọng bởi vì nó cuối cùng cho phép mọi người được điều trị theo kế hoạch bảo hiểm của họ. Nó cũng thêm tính hợp pháp cho rối loạn.

Việc phân loại mới bao gồm các tiêu chí sau:

  • Tái lặp các cơn thèm ăn
  • Liên quan đến việc ăn một mình, ăn thực phẩm nhanh, hoặc cảm thấy tội lỗi và xấu hổ
  • Cảm giác đau khổ liên quan đến hành vi ăn uống
  • Tần suất ăn nhiều ít nhất mỗi tuần một lần trong ba tháng trở lên
  • Không có các hành vi hạn chế hoặc bắt cơ thể nôn ói (thường gặp với chứng biếng ăn hay chứng ăn – ói)

Tháng 1/ 2015: Liệu pháp trị liệu rối loạn ăn uống được giới thiệu

Vào tháng 1 năm 2015, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm đã chấp thuận việc sử dụng Thuốc chữa chứng háu ăn (Vyvanse) để điều trị BED. Hiệu quả và tính an toàn của thuốc này đã được kiểm tra trong một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những người sử dụng 50 đến 70 miligam thuốc chữa chứng háu ăn báo cáo ăn ít hơn hoặc thậm chí một số người báo rằng họ đã ngừng được các cơn ăn uống vô độ. Tuy nhiên, những người tham gia nghiên cứu cũng báo cáo thuốc vẫn còn một vài tác dụng phụ.

Ngày nay chúng ta đang có gì?

BED hiện nay được công nhận là một rối loạn ăn uống, nhiều nghiên cứu đang được thực hiện trên cả phương pháp điều trị bằng tâm lý và các phương pháp điều trị dựa trên thuốc. Một trong những cách điều trị hiệu quả nhất cho rối loạn ăn uống là liệu pháp hành vi nhận thức. Phương pháp này tiếp tục là phương pháp phổ biến nhất cho cả điều trị nội trú và ngoại trú.

Nếu bạn hoặc ai đó đang đấu tranh với BED, hãy cùng hy vọng. Nói chuyện với nhà tâm lý hoặc bác sỹ chuyên khoa để có thể thoát khỏi rối loạn ăn uống một cách tốt nhất!

Leave a Reply