Hội chứng ngủ nhiều là gì?
Hypersomnia là thuật ngữ được dùng khi nói về triệu chứng ngủ quá nhiều, người gặp rối loạn này luôn trong trạng thái buồn ngủ nhưng khi thức dậy vẫn vô cùng mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài từ ngày này sang ngày khác và ảnh hưởng lớn tới tâm trạng cũng như khả năng hoạt động của họ. Một tên gọi khác của hội chứng này đó là buồn ngủ quá mức vào ban ngày (EDS – Excessive Daytime Sleepiness)
Phân loại hội chứng ngủ quá nhiều
Hội chứng ngủ quá nhiều có thể do nguyên phát hoặc thứ phát
Hội chứng nguyên phát xảy ra khi không đi kèm bệnh lý nào khác, triệu chứng duy nhất của rối loạn đó là mệt mỏi.
Hội chứng ngủ quá nhiều thứ phát xuất hiện với nhiều bệnh lý khác như bệnh Parkinson, suy thận và hội chứng suy nhược cơ thể mãn tính. Những bệnh lý này khiến người gặp phải khó ngủ vào ban đêm dẫn tới tình trạng mệt mỏi ban ngày.
Nguyên nhân hội chứng ngủ quá nhiều
Nguyên nhân gây ra chứng ngủ quá nhiều có thể do hệ thống thần kinh không thể điều khiển giấc ngủ, ngủ không sâu giấc dẫn tới tỉnh dậy lúc nửa đêm, khiến hôm sau mệt mỏi. Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thuốc, ma túy, rượu hay chức năng tuyến giáp và não bộ bị tổn thương cũng dẫn tới rối loạn này.
Ai có nguy cơ mắc chứng ngủ quá nhiều?
Những người mắc bệnh tim, ngưng thở khi ngủ, các bệnh về não bộ, trầm cảm hay chức năng tuyến giáp thấp là đối tượng dễ gặp chứng ngủ quá nhiều nhất. Ngoài ra, những người hút thuốc hay uống rượu, sử dụng thuốc ngủ thường xuyên cũng có nguy cơ mắc chứng Hypersomnia. Nam giới có tỉ lệ mắc rối loạn này cao hơn nữ giới.
Các triệu chứng của Hypersomnia
Triệu chứng điển hình của Hội chứng này là người mắc luôn trong trạng thái mệt mỏi, họ có thể ngủ cả ngày nhưng vẫn không giảm cảm giác buồn ngủ.
Ngoài ra, Hypersomnia còn bao gồm các biểu hiện sau:
- Lo lắng
- Dễ cáu gắt
- Giảm năng lượng
- Bồn chồn, không yên
- Suy nghĩ chậm
- Nói chậm
- Ăn không ngon miệng
- Trí nhớ giảm sút
- Một số người mắc rối loạn này mất khả năng hoạt động, tương tác với gia đình, xã hội, nghề nghiệp…
Chẩn đoán Hội chứng ngủ quá nhiều
Để chẩn đoán bạn có mắc Hypersomnia hay không, các bác sĩ sẽ sử dụng một số phương pháp như:
Sử dụng nhật kí giấc ngủ: bạn sẽ ghi lại thời gian ngủ, thời gian tỉnh táo của bản thân để các bác sĩ đánh giá mức độ của rối loạn.
Chẩn đoán tại trung tâm y tế: Bạn ngủ lại trung tâm một đêm, sẽ có các thiết bị theo dõi và đánh giá khả năng hoạt động của não bộ, tim mạch, chuyển động của mắt và chức năng hô hấp. Sau đó, các bác sĩ sẽ dựa vào thông số đó để đánh giá mức độ tình trạng rối loạn.
Các phương pháp điều trị
Các phương pháp điều trị Hội chứng Hypersomnia thay đổi tùy thuộc vào tình trạng của từng người.
Nhiều loại thuốc dành cho chứng ngủ mê có thể điều trị chứng ngủ quá nhiều. Chúng bao gồm amphetamine, methylphenidate và modafinil. Những loại thuốc này là chất kích thích giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn.
Thay đổi lối sống là một phần quan trọng trong quá trình điều trị. Các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên đi ngủ đúng giờ, tránh các hoạt động có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ đặc biệt trước khi đi ngủ. Hầu hết những người bị chứng Hypersomnia không nên uống rượu hoặc sử dụng ma túy.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp ích rất lớn trong quá trình điều trị, khiến cơ thể trở nên khỏe mạnh và minh mẫn hơn.
Điều trị đúng cách và kịp thời có thể ngăn chặn tình trạng phát triển của Hội chứng. Tuy nhiên, một số người phải sống chung với Hypersomnia cả đời, Hội chứng này không đe dọa tới tính mạng người gặp phải nhưng nó ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống.
Các phương pháp phòng ngừa chứng Hypersomnia
Hiện nay, không có bất kì phương pháp nào có thể ngăn ngừa hoàn toàn chứng Hypersomnia. Tuy nhiên, bạn có thể tạo lối sống tốt, đi ngủ đúng giờ, tránh uống rượu và các chất kích thích, tạo môi trường ngủ yên tĩnh, không làm việc lúc đêm khuya để giảm nguy cơ mắc Hypersomnia.
Nguồn: https://www.healthline.com/health/hypersomnia